Thuốc diệt ruồi đục trái

25/09/2020
thuoc-diet-ruoi-duc-trai

Ruồi có cơ thể dài từ 6-9 mm, sải cánh rộng khoảng 13 mm. Đầu màu vàng, có dạng hình bán cầu, mặt trước màu nâu đỏ với 6 chấm nhỏ màu đen, phía sau đầu có nhiều lông nhỏ. Râu đầu tương đối ngắn, có 33 đốt, 2 đốt đầu nhỏ và ngắn, đốt cuối dài và to, trên đốt này có một lông nhọn. Ngực màu nâu đỏ hoặc màu nâu tối. Hai bên ngực có 2 đốm màu vàng ở góc phía trước, kế đến là 2 vệt vàng dài đến cuối ngực, phần ngực giáp với bụng có một vệt màu vàng to. Bụng có 2 sọc ngang màu vàng, sọc phía trên nhỏ hơn sọc phía dưới; giữa hai sọc này là một sọc màu đen; đồng thời cũng có một sọc dọc chạy từ sọc vàng cuối cùng đến cuối bụng giống như hình chữ T. Cánh trong có màu khói, gần cạnh trước có màu đậm hơn. Bàn chân có 5 đốt, đốt cuối cùng có hai móng và một miếng đệm rất to. Ở 3 đôi chân thì đốt đùi màu đỏ, còn đốt chày và bàn chân màu vàng.

Có thể phân biệt ruồi cái với ruồi đực một cách dễ dàng nhờ ruồi cái có cơ thể to hơn và có bộ phận đẻ trứng dài. Sau khi vũ hóa từ 7-15 ngày, ruồi bắt đầu đẻ trứng. Ruồi sống khoảng từ 20-40 ngày, trong thời gian đó một ruồi cái có thể đẻ khoảng 150-200 trứng, trung bình 50 trứng trong vòng 30 ngày.

Trứng ruồi có hình hạt gạo, dài khoảng 1 mm; lúc mới đẻ màu trắng sữa, khi sắp nở chuyển sang màu vàng nhạt. Thời gian ủ trứng từ 2-4 ngày.

Dòi mới nở dài khoảng 1,5 mm, lớn đủ sức dài từ 6-8 mm, màu vàng nhạt. Giai đoạn ấu trùng (dòi) gồm 3 tuổi, kéo dài từ 10-14 ngày.

Vỏ nhộng là kén giả, có hình trứng dài, lúc đầu có màu vàng nâu, khi sắp vũ hóa chuyển sang màu nâu đỏ. Nhộng dài khoảng 5-7 mm, thời gian nhộng kéo dài từ 7-10 ngày.

Tập quán sinh sống và cách gây hại

Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc thủng vỏ trái cây và đẻ trứng vào chỗ tiếp giáp giữa vỏ và thịt, trứng được đẻ thành từng chùm trong một lỗ khoét trên trái. Dòi non nở ra đục ăn thịt trái cây, tuổi càng lớn dòi càng đục sâu vào phía trong trái làm trái bị thúi và hư. Ngay sau khi dòi nở ra, tại miệng lỗ chọc ở vỏ trái bắt đầu ứa nước. Triệu chứng này càng về sau càng rõ rệt. Lúc này mép của miệng lỗ chọc hơi nhô cao, tiếp đến là phần vỏ chung quanh lổ bị thúi. Khi lớn đủ sức, nếu trái rụng dòi sẽ di chuyển xuống đất làm nhộng, nếu trái không rụng dòi cũng búng mình cho rơi xuống đất để hóa nhộng. Dòi làm nhộng dưới đất sâu khoảng 3-7 cm.

Biện pháp phòng trị

  • Nhặt và tiêu hủy tất cả trái bị hư rụng xuống đất, vì đây là nơi trú ẩn của dòi, cho vào các hố xong lấp đất lại hoặc cho thuốc trừ sâu xuống để tiêu diệt hoặc có thể cho gà vịt ăn.
  • Sử dụng chất dẫn dụ như thuộc loại sex pheromone để quấy rối sự bắt cặp hay chất protein thuỷ phân để thu hút con cái.
  • Thuốc diệt ruồi chuyên dụng thường bán tại các công ty thuốc diệt côn trùng.
  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VITAMINS VIỆT NAM  là nhà phân phối chính sản phẩm HT 200 - chuyên diệt ruồi. gọi để mua nhé

Ghi chú

Nội dung về sâu hại thực vật trình bày ở trên được tham khảo từ Giáo trình Côn trùng Nông nghiệp, phần B: Côn trùng hại cây trồng chính ở đồng bằng sông Cửu Long (tác giả: Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ, năm xuất bản: 2003).[1] Từ khi lên trang, nội dung đã được cập nhật bởi cộng đồng BVTVwiki.