Tâm Tĩnh như Nước là một dạng tu hành

25/09/2020
tam-ti-nh-nhu-nuo-c-la-mo-t-da-ng-tu-ha-nh

ó một câu chuyện thú vị thế này: Một nhân viên văn phòng bình thường đã cố gắng lợi dụng thời gian sau khi tan làm, kiên trì viết lách. Trước sau như một, anh ta luôn chăm chỉ với sở thích riêng của mình, cuối cùng cũng xuất bản được cuốn sách đầu tiên trong đời, được nhiều người khen ngợi và biết đến.

 

Có thể thấy, những người mạnh mẽ là những người luôn cần cù chăm chỉ theo cách riêng của họ, không thể hiện, không lo lắng và luôn luôn tiến về phía trước. Quá trình rèn luyện sự mạnh mẽ cũng tương tự như quá trình tự điêu khắc bản thân mình, không ai quan tâm đến việc bạn bị bao nhiêu nhát dao cắt vào, không ai quan tâm bạn đã trả giá bao nhiêu, người ta chỉ quan tâm đến tác phẩm của bạn có tốt hay không? Giống như người viết sách kia, anh ta chỉ được biết đến khi anh ta thành công.

Khi nỗ lực theo đuổi mục tiêu, bản thân bạn đang phải vượt qua chính mình. Bạn miệt mài mê mệt với đam mê cũng chẳng sao, dù là mất ăn mất ngủ cũng được, chỉ khi thành công thì bạn mới được công nhận. Những người làm việc mà biết suy nghĩ trước khi hành động, mới có đủ khả năng chống chịu một cơn bão lớn. Dù trong lòng họ có lo lắng không yên như thế nào, thì bên ngoài họ vẫn thể hiện sự bình tĩnh, giống như những người già đã trải qua nhiều rất nhiều năm tháng thăng trầm, trên mặt luôn thể hiện như thể “chuyện này chẳng có gì cả”.

Mỗi khi gặp phải những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống, chúng ta thường có cảm giác giống như đang đi đến đường cùng. Nếu như bên cạnh có một người luôn luôn thao thao bất tuyệt nhưng không thể gánh vác được chuyện gì, chuyện nhỏ cũng biến thành to, thì cũng chỉ làm vấn đề trở nên rối hơn mà thôi.

Khi gặp khó khăn, tĩnh tâm là một dạng tu luyện, một dạng cảnh giới và là một dạng lối sống.

Ảnh minh họa: Son Zero/Zing.

Khi chúng ta càng học được cách tĩnh tâm, thì chúng ta càng hiểu rõ, năm tháng có hạn và vô tình. Ngay cả khi bạn tập trung rất nhiều vào sự nghiệp, cũng không đảm bảo chắc chắn là bạn có thể thành danh được. Vì thế, chỉ khi tĩnh tâm mới học được cách hòa hợp với chính bản thân mình và biết được điểm yếu điểm mạnh của mình ở đâu.

Tĩnh tâm, theo một cách hiểu nào đó vừa là nhu cầu của sự trưởng thành, cũng lại là sản phẩm của sự trưởng thành.

Khi bạn hiểu rõ rồi, bạn sẽ không vì một cái cây bị sâu mà bỏ cả khu rừng. Khi bạn hiểu rõ rồi sẽ không vì một sự thất bại mà phủ định những phương diện thành công khác của bản thân mình. Dần dần bạn sẽ hiểu được nhiều ý nghĩa của cuộc sống hơn, khi đó bạn có thể giao phó những chuyện nhỏ nhặt không đáng kể cho cuộc sống, “để gió cuốn đi”.

Nếu bạn có thể nuôi dưỡng hào quang của riêng mình, thì tự nhiên may mắn sẽ tìm đến bạn.

Tĩnh tâm, để không chỉ có thể hiểu được cuộc sống, mà còn có thể có được một cuộc sống an lành nhờ sự sáng suốt.

Tĩnh tâm không chỉ cần sự kiên trì và can đảm, mà cần một trái tim khoan dung và một tấm lòng nhẫn nại. Những người chủ động đương đầu với thử thách mới là những người mạnh mẽ, chỉ có những người như thế mới có thể đảm đương được những nhiệm vụ lớn hơn.

Tĩnh tâm mới có thể nhận biết bản thân, từ đó nỗ lực khiến bản thân càng trở nên tốt đẹp hơn là mục tiêu chính đáng của cuộc sống!