-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Sự Thất Bại
25/09/2020
Người trẻ cho dù có học cao nhưng cũng còn ngu ngơ lắm.
Hồi xưa bước chân lên giảng đường, được học rất nhiều, rất kỹ. Giáo trình DH rất tỉ mỉ vì nó đã được soạn ra có lẽ từ lúc trường được xây dựng.
Lúc đó khi ra ngoài nói chuyện với người khác, thường có ý khinh thị, vì nói vài câu cũng đủ thấy trình độ mình cao hơn họ rất nhiều. Điều này tất nhiên rồi, vì họ đâu có phải mày mò 4-5 năm đèn sách, học sáng học chiều, tối chong đèn học, học nuôi mộng cho tương lai?
Kiến thức cao hơn? Đúng. Nhưng thói khinh thị thì SAI CHẮC. Thói khinh khi người khác sinh ra khi mình tài giỏi hay biết nhiều hơn người khác. Thói này nó biểu hiện ra ở lời nói.
Cái gì nói cũng hay. Cái gì cũng nói lấn lướt người khác. Cái gì cũng tưởng mình biết. Kết quả là làm cho người chung quanh bực bội vì "Cái thằng ấy xấc láo quá !".
Kết quả là làm cho những người có trình độ tự nhiên chán ghét mình. Họ im lặng không nói, không giúp đỡ gì mình cả. Mày giỏi rồi cần ai giúp đỡ làm chi?
Từ cái thói kiêu ngạo đó mà làm cho lớp trẻ không được sự giúp đỡ của người lớn, không được truyền lại những kinh nghiệm quý báu. Lớp trẻ phải tự lao mình vào thất bại, mệt mỏi, thua thiệt. Đã vậy là còn bị người khác ghét bỏ.
Ngày nay các bậc cha mẹ có con cái cho học rất cao, kiến thức nhiều. Quý vị nên coi lại coi con cái của quý vị có thói khinh mạn hay không? Chắc có. Vì mười đứa trẻ Việt gần hết 5 đứa kiêu căng ngạo mạn. Nói trẻ đây là nói cả thanh niên, sinh viên.
Hic, ba mẹ nó mà nó còn coi không ra gì, huống chi là người dưng muốn chỉ dạy cho nó?
Đẻ con, nuôi con, chụp hình con lên FB cho người ta like chơi. Nhưng con của quý vị mà rèn không xong, dạy không được cái tánh khinh thường người khác, thì coi như bậc làm cha mẹ như quý vị THUA TRẮNG TAY rồi ka ka.