Ruồi

25/09/2020
ruoi

Hiện có hơn 100.000 loài côn trùng bay khác nhau, chúng sống ở mọi nơi trên trái đất – kể cả Nam cực. Ruồi thuộc bộ Diptera có nghĩa là 'bộ 2 cánh', hầu hết côn trùng có 4 cánh. Trên thân của ruồi có hai núm gai nhỏ, đây là cơ quan giúp chúng cân bằng và ổn định khi bay. Ruồi có thể bay tới rất nhanh và có thể bay thụt lùi.

Giống như các loài côn trùng khác, ruồi có 6 chân và phân đốt trên cơ thể bao gồm một đầu, ngực và bụng. Chân ruồi có chất nhầy như keo dưới chân nên có khả năng đi ngược đầu đặc biệt chân của chúng có thể đi trên bề mặt nhẵn láng mà không bị trựơt.

Ruồi đẻ trứng trong đất, trên cây trên cơ thể động vật khác và thường đẻ trứng trên xác chết. Ấu trùng ruồi thường được gọi là giòi. Ruồi ăn mật hoa, nhựa cây, máu, các loài côn trùng khác và thực phẩm thối rữa.

Ruồi không nhai được, nó chỉ hút thức ăn. Miệng của ruồi hoạt động như một miếng bọt biển gọi là cái vòi. Thức ăn của chúng chỉ ở dạng lỏng mới ăn được. Khi ruồi đậu trên thức ăn, chúng mửa lên trên thực phẩm. Dịch tiêu hóa, enzymes và nước bọt sẽ hoạt động và phân hủy thức ăn thành dạng lỏng. Sau đó ruồi sẽ dùng vòi để hút thức ăn. Khi ruồi ăn thức ăn trong thùng rác và di chuyển sang nơi khác, chúng sẽ truyền vi khuẩn bám trên thân sang nơi khác.

Ruồi nhà cũng lây truyền vi trùng theo cách tương tự, vấn đề là chúng được sinh sống trong những bãi phân như heo gà, ngựa, các loài hữu nhũ khác, các thùng rác và xác chết. Đây là nguồn thức ăn của giòi khi chúng nở ra.

Ruồi có thể truyền bệnh thương hàn. Trong suốt cuột chiến giữa Tây Ban Nha và Mĩ năm 1898 thì bệnh thương hàn làm thiệt mạng hơn 5000 binh sĩ trong khi chỉ có 4000 binh sĩ thiệt mạng trong các trận đánh. Ngoài ra ruồi còn truyền các bệnh như sốt rét, sốt vàng da, bệnh buồn ngủ và bệnh lỵ.

Hiện có hơn 100.000 loài côn trùng bay khác nhau, chúng sống ở mọi nơi trên trái đất – kể cả Nam cực. Ruồi thuộc bộ Diptera có nghĩa là 'bộ 2 cánh', hầu hết côn trùng có 4 cánh. Trên thân của ruồi có hai núm gai nhỏ, đây là cơ quan giúp chúng cân bằng và ổn định khi bay. Ruồi có thể bay tới rất nhanh và có thể bay thụt lùi.

Giống như các loài côn trùng khác, ruồi có 6 chân và phân đốt trên cơ thể bao gồm một đầu, ngực và bụng. Chân ruồi có chất nhầy như keo dưới chân nên có khả năng đi ngược đầu đặc biệt chân của chúng có thể đi trên bề mặt nhẵn láng mà không bị trựơt.

Ruồi đẻ trứng trong đất, trên cây trên cơ thể động vật khác và thường đẻ trứng trên xác chết. Ấu trùng ruồi thường được gọi là giòi. Ruồi ăn mật hoa, nhựa cây, máu, các loài côn trùng khác và thực phẩm thối rữa.

Ruồi không nhai được, nó chỉ hút thức ăn. Miệng của ruồi hoạt động như một miếng bọt biển gọi là cái vòi. Thức ăn của chúng chỉ ở dạng lỏng mới ăn được. Khi ruồi đậu trên thức ăn, chúng mửa lên trên thực phẩm. Dịch tiêu hóa, enzymes và nước bọt sẽ hoạt động và phân hủy thức ăn thành dạng lỏng. Sau đó ruồi sẽ dùng vòi để hút thức ăn. Khi ruồi ăn thức ăn trong thùng rác và di chuyển sang nơi khác, chúng sẽ truyền vi khuẩn bám trên thân sang nơi khác.

Ruồi nhà cũng lây truyền vi trùng theo cách tương tự, vấn đề là chúng được sinh sống trong những bãi phân như heo gà, ngựa, các loài hữu nhũ khác, các thùng rác và xác chết. Đây là nguồn thức ăn của giòi khi chúng nở ra.

Ruồi có thể truyền bệnh thương hàn. Trong suốt cuột chiến giữa Tây Ban Nha và Mĩ năm 1898 thì bệnh thương hàn làm thiệt mạng hơn 5000 binh sĩ trong khi chỉ có 4000 binh sĩ thiệt mạng trong các trận đánh. Ngoài ra ruồi còn truyền các bệnh như sốt rét, sốt vàng da, bệnh buồn ngủ và bệnh lỵ.