-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
ma Trơi là gì? có thật không
25/09/2020
Người dân Bắc Bộ kể rằng, những năm sáu mươi của thế kỷ trước hỏi đến ma trơi thì rất nhiều người biết, họ đã từng nghe hoặc thấy, từ trẻ con đến người lớn không ai sợ ma trơi, họ coi ma trơi là một hiện tượng của thiên nhiên như sấm, chớp, mưa, nắng vậy. Ma trơi thường hay xuất hiện vào các đêm mưa phùn gió bấc, thời gian xuất hiện nhiều là cuối mùa đông cho đến giữa mùa xuân. Ma trơi xuất hiện đơn lẻ hoặc là một cặp.
Dưới góc độ khoa học, người ta cho rằng thật ra chẳng có ma quỷ gì cả. Trong xương và não người có nhiều photpho, sau khi chết, các vi khuẩn sẽ phân hủy xác và sinh ra photphin (PH3) và điphotphin (P2H4). PH3 chỉ có thể bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ 150 độ C, tuy nhiên, do có lẫn P2H4 nên cả hai sẽ tự bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường.
Ở nghĩa địa, những chất độc hại này len lỏi theo đất thoát ra và bốc cháy ngay khi tiếp xúc với không khí trên mặt đất. Đó chính là nguyên nhân tạo nên ngọn lửa đốm xanh. Phản ứng hóa học này xuất hiện cả ngày lẫn đêm, tuy nhiên ánh sáng ban ngày làm ta không nhìn thấy được, mà chỉ có thể hiện rõ vào ban đêm.
Còn về việc ma trơi đuổi theo người, các nhà khoa học cho rằng đó là do luồng gió được tạo ra khi thân người chuyển động (chạy vì quá sợ hãi). Nhưng có một điều bất hợp lý. Nếu chỉ là phản ứng hóa học thì tại sao ma trơi lại có thể bay lượn trước mắt người đi đường và cứ bám riết lấy họ cho đến khi có ánh sáng khác mới chịu tắt? Tại sao ở nhiều con đường rõ ràng là không có nghĩa trang, không chôn xác người/động vật ở dưới nhưng vẫn có ma trơi? Đây là những câu hỏi chính đáng mà các nhà khoa học bó tay không trả lời được. Mặt khác, các nhà khoa học Anh thế kỷ 18 đã nhờ một bà lão tên Kelly dùng một chiếc vợt tẩm các chất dễ cháy để “bắt” lấy một con ma trơi. Kết quả, chiếc vợt đã không có bất cứ dấu vết bắt lửa nào khi chạm vào ma trơi. Chứng tỏ, ma trơi không đơn giản là các đốm lửa do phốt pho cháy tạo ra.