-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Kị nhất sự tranh giành
25/09/2020
Trong công việc kỵ nhất là sự TRANH GIÀNH.
Những con vật to lớn như trâu, voi, ngựa...vv, chẳng bao giờ tranh giành cỏ cả.
Những con chim ăn thịt, chim ăn sâu..vv, cũng không thấy tranh giành.
Chỉ một số ít con vật hung tợn như linh cẩu, hay những con vật không có não như cá..mới tranh giành thức ăn.
Vì sao tranh giành là xấu xa tệ hại mà người ta phải tránh?
- Thứ nhất, tranh giành tạo ra NGHIỆP. Mình giỏi hơn người khi tranh giành tất người thua mình. Vô tình mình gây 1 nghiệp. Sau này mình phải trả nghiệp ấy.
Hic, lúc về già thì biết thôi. Hồi trẻ mình giành giựt bao nhiêu, thì về già mình BỊ HẤT HỦI BẤY NHIÊU. Ăn, người ta ăn trước rồi mới tới mình. Mặc, người ta mặc hết đồ mới, đồ cũ cho mình.
- Thứ nhì, tranh giành nếu vô tình đẩy người thua ta vào cảnh thất nghiệp hoặc cảnh màn trời chiếu đất, thì tội ấy khó tha. Không đợi tới về già, MÀ NGAY CÒN TRẺ ĐÃ PHẢI TRẢ NGHIỆP. Đau bệnh, bệnh ác như ung thư, đột quỵ, tiểu đường...vv, những ác bệnh ấy theo ta suốt đời để trả cái nghiệp mà ta đã gây ra.
- Thứ ba, nguyên tắc CO VAY CÓ TRẢ, KHÔNG VAY KHÔNG TRẢ luôn luôn tồn tại. Nếu bạn không có cái tâm tranh giành với ai, thì chẳng ai có quyền tranh giành với bạn cả. Từ đó tiền tài và sự nghiệp của bạn được VỮNG BỀN. Tỷ như ngôi nhà kia xây trên một bờ sông hiền hòa, thì đâu có một ngày bờ kia bị lở nhà trôi hết xuống sông?
Nhất là lớp trẻ, vừa nứt mắt ra đi làm đã vội tranh nhau giành giựt để chiếm lợi về phần mình, "hạ gục đối thủ", coi đó là niềm vui, tụ tập nhảy nhót uống bia bọt....ĐƯỢC BAO LÂU VẬY BẠN? Hay chỉ mới vài năm sau công ty thua lỗ và phá sản?
Người càng thông minh bao nhiêu càng ít tranh giành lợi lộc bấy nhiêu. Họ an ổn làm việc cật lực trong khả năng, trong cái vòng tròn mà cuộc đời đã vẽ ra cho họ. Người tri thức bậc cao hơn chút nữa, họ không những an phận mà còn dùng tiền bạc của cải của mình đưa ra giúp ích cho những mảnh đời khác cho dù họ với nhau chẳng có nợ nần gì nhau cả. Đó gọi là tích tụ công đức vậy.
🤔🦉😎