Khi Nào Bạn Nên Im Lặng

25/09/2020
khi-nao-ban-nen-im-lang
Khi nào bạn IM LẶNG ?
Khi xong trách nhiệm thì im lặng chớ sao.
Người thầy tập trung giảng bài, khi reng chuông thầy xách cặp đi ra, chớ nói gì nữa, nói ai nghe?
Người kỹ sư xây dựng chỉ trỏ trên công trình, khi công trình xong rồi cuốn bản vẽ về nhà, chứ đứng đó nói tùm lum giống ai?
Người cha, người mẹ, lo cho con cái TRONG KHẢ NĂNG của mình. Hết khả năng rồi thì nói gì cũng là vô ích.
Xưa Avid vào đại học lúc mẹ đã 66 tuổi. Tốt nghiệp ra trường, ba mẹ đã xấp xỉ bảy mươi.
Không lẽ trách ba mẹ lúc ấy không mua xe cho con, hay không tìm việc làm cho mình hay sao ?
Ba mẹ vốn nghèo. Giải phóng, cộng sản đã lấy đi hết tất cả của ba mẹ. Những người bạn của họ cũng ko giúp gì được cho họ. Không lẽ mình ngồi trách cứ ba mẹ rằng tại sao không quen biết thế thần tìm việc tốt lương cao cho mình hay sao ?
Xin lỗi, mình không bất hiếu đến vậy đâu.
Trở lại phần trách nhiệm.
Một người vợ lo lắng hết trách nhiệm làm vợ, mà khi có xung đột xảy ra, có chia tay ly dị, lỗi không phải ở người vợ ấy.
Bạn làm một người tình tốt, biết yêu thương chìu chuộng, biết nhịn nhục để êm thấm, biết tính toan cho tương lai lứa đôi, mà khi xảy ra sự cố, bạn hoàn toàn không có lỗi gì.
Bạn làm một người con, cho dù nghèo vẫn để dành tiền lo miếng bánh cho mẹ cha, thì khi mẹ cha về già qua đời, bạn cứ ung dung mà sống vì bạn không lỗi lầm gì cả.
Đó là ly do vì sao trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Avid cũng ung dung và hài hước là vậy.
Một khi mình không có lỗi gì, thì sự im lặng sẽ làm cho người có lỗi phải HỐI HẬN.
Ông thầy dạy hết sức mà học trò thi rớt, đứa học trò ấy sẽ hối hận vì bản thân nó dở.
Ông bác sĩ chăm chút bỏ hết công sức mổ rồi may lại mà bệnh nhân chết queo, thì linh hồn người bệnh ấy không bao giờ dám trách móc gì người bác sĩ ấy.
Phật tử chuyên đi làm công đức cố gắng hông phạm sai lầm mà bị nhiều sự đau buồn, thì Bồ Tát không trách cứ người Phật tử ấy.
Người trong hoàn cảnh xấu hoặc bị sự bội phản mà im lặng, thì cái nỗi đau ấy sẽ được trả lại bằng phúc đức tích lũy vào tương lai. Nếu có con cái, con cái hưởng. Nếu không có, người ấy hưởng.
Còn nếu bạn vì đau buồn mà sân si chửi mắng, thì như thành ngữ vn có viết " Chửi trừ", chửi xong đau buồn chưa hết nhưng phúc báu không tích lũy được.
Còn nếu bạn xung động dùng hành động để trả thù, thì gây cái oán hận trong dân gian. Sớm hay muộn, người kia, hoặc con cái họ, cũng tìm bạn mà trả thù.
Có vậy thôi. Ai muốn chọn đường nào chọn, không ai ép ai cả.