-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Dịch sốt xuất huyết hà nội 2014
25/09/2020
Xuất hiện chủng virut lạ gây bệnh sốt xuất huyết ở Hà Nội? |
Thời gian gần đây có nhiều tin đồn trong nhân dân về việc xuất hiện các ca bệnh sốt xuất huyết (SXH) rất lạ ở Hà Nội. Biểu hiện ban đầu người bệnh có xuất huyết ngoài da nhưng khi khám không thấy có biểu hiện của SXH. Thực tế có đúng như vậy? SXH của Hà Nội giảm 40% so với cùng kỳ Trong khi các địa phương miền Trung, Tây Nguyên, SXH đang ở cao trào, theo ghi nhận của Trung tâm YTDP Hà Nội, thời điểm này có 788 trường hợp nghi mắc SXH, số mắc là 586, giảm 48% so với cùng kỳ. Có 27/29 quận, huyện có bệnh nhân bị SXH và có tới 213/577 xã, phường có bệnh nhân mắc bệnh SXH. Tuy nhiên các chỉ số này so với cùng thời điểm năm 2009 đều giảm: số ca mắc SXH giảm 48% so với cùng kỳ năm ngoái, số nghi mắc năm 2010 so với năm 2009 giảm 41% (788 với 1.334). SXH là bệnh lưu hành địa phương, xuất hiện và bùng phát trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 11 hằng năm. Trong đó thời điểm này, nếu cơ quan y tế và người dân lơ là, SXH có thể bùng phát bất kỳ lúc nào. Ông Nguyễn Nhật Cảm, Trưởng khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vaccin sinh phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) Hà Nội cho rằng, so với năm 2009, ý thức của người dân Hà Nội, đặc biệt những nơi tập trung nhiều bệnh nhân mắc SXH năm 2009, đã được nâng cao, thêm vào đó việc giám sát, tuyên truyền của y tế cơ sở đã tốt hơn nhiều nên hạn chế được phần nào các ca SXH mới. Điều trị cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Hà Nội. Ảnh: Trần Minh Dịch thường xuyên xuất hiện và bùng phát đặc biệt tại các khu dân cư đông đúc, các khu vực tập trung nhiều nhà trọ cho sinh viên khi điều kiện cung cấp nước sạch còn khó khăn, điều kiện vệ sinh môi trường, nơi ăn chốn ở chưa được đảm bảo. Ngoài ra sự lưu trú và dịch chuyển người từ vùng có dịch đến vùng chưa phát dịch (biến động dân cư) rất khó kiểm soát, đặc biệt trong những khoảng thời gian sinh viên học sinh về nghỉ hè, hoặc thời điểm diễn ra các đợt thi đại học thì nguy cơ truyền bệnh, ủ bệnh là khó kiểm soát. Không có virut lạ gây bệnh SXH Ông Nguyễn Nhật Cảm cho biết thêm: Trước hết phải nói rằng SXH là bệnh lưu hành địa phương vẫn xuất hiện theo một chu kì nhất định từ trước đến nay, phân bố rải rác tại nhiều huyện, xã, phường nhưng chưa để bùng phát thành ổ dịch. Ngay từ đầu năm, Trung tâm YTDP Hà Nội đã tham mưu cho lãnh đạo Sở có kế hoạch phòng chống dịch SXH rất sớm trước khi mùa dịch bắt đầu. Được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, Chương trình mục tiêu Quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đã có sự đầu tư lớn về mặt tài chính cho việc phòng chống và đối phó với dịch SXH. Cụ thể năm nay y tế dự phòng Hà Nội nhận được hỗ trợ rất lớn từ các ban ngành dành cho công tác phòng chống SXH. Và ngay từ đầu năm, trung tâm đã triển khai công tác tập huấn và tổ chức hệ thống giám sát chặt chẽ diễn biến của dịch bệnh từ thành phố đến các quận, huyện, địa phương. Kịp thời đưa ra các biện pháp bao vây khoanh vùng xử lý để không lây lan dịch bệnh ra diện rộng. Cũng theo ông Cảm: Theo số liệu điều tra, theo dõi về diễn biến dịch SXH ghi nhận tại Hà Nội trong nhiều năm qua kể cả các số liệu lưu lại từ cao điểm dịch năm 1998 cho thấy chủng virut gây bệnh SXH tại Hà Nội và một số quận, huyện đó là virut Dengue có 4 týp: Dengue 1 (D1); Dengue 2 (D2); Dengue 3 (D3); Dengue 4 (D4) và những týp virut này luân chuyển nhau, thay phiên nhau trong mỗi một thời kỳ dịch. Tại thời điểm này Trung tâm YTDP Hà Nội đã xác nhận chủng virut gây bệnh SXH tại Hà Nội trong mùa dịch này là týp D4. Còn những năm trước đây chủ yếu là các chủng týp D1, D2, D3. Như vậy có thể khẳng định "đây không phải là chủng virut lạ" và không có dấu hiệu dịch bệnh bất thường tại thời điểm này. Với kinh nghiệm từ công tác phòng và chống dịch từ những năm trước, Trung tâm YTDP Hà Nội khẳng định có đủ nguồn lực phương tiện, trang thiết bị để khống chế không để dịch bùng phát lan rộng. Đi đôi với công tác chuẩn bị của các ngành chức năng, để công tác phòng chống dịch SXH có hiệu quả thì người dân cần chủ động tăng cường các biện pháp phòng chống như nằm màn, diệt bọ gậy, thau rửa và khai thông các dụng cụ úng đọng nước; làm như vậy sẽ hạn chế môi trường sống của muỗi, bọ gậy, những tác nhân gây bệnh SXH. |