Cha Mẹ - Con Cái - Nghiệp Lực

25/09/2020
cha-me-con-ca-i-nghie-p-lu-c

Đừng bao giờ nghĩ rằng con cái bạn lớn khôn chính là công sức, là thành quả lao động của bạn. Cái lý luận duy vật ấy hết sức sai lầm.

Mỗi con người từ khi sinh ra đã bị trói buộc vào nghiệp lực của họ. Con bạn cũng không nằm ngoài sự trói buộc ấy.

Nếu bạn nói “Con tôi bây giờ thành danh học cao đỗ đạt, cũng là do tiền của công sức của tôi”. Vậy tại sao có người con gia đình nghèo túng, ở nhà tranh vách đất, cha mất mẹ bệnh tật, mà đỗ thủ khoa rồi đi nhận học bổng đi du học? Cha mẹ họ nào có lo cho họ được gì ?

Hãy nhìn lại đứa con của bạn.
Từ mẫu giáo cho tới lớp 12 Avid hông nói. Lúc đó con người chưa đủ lớn để trả nghiệp. khi qua 12 rồi, nghề nghiệp nó đã định sẵn trong tiền kiếp, bạn có ép nó làm gì theo ý bạn, nó cũng bỏ ngang. Bạn làm được gì?

Rồi hôn phối của nó đã gặp nhau và ước hẹn trong ba kiếp người, bạn ép được nó lấy cô gái mà bạn muốn được không? Hay có đứa đi du học những tưởng thoát khỏi kiếp đọa đày ở VN, cuối cùng cũng phải trở lại quê cha đất tổ mà lấy vợ ?

Những người nó nợ thì nó phải trả, những người vay nó thì phải giúp đỡ nó. Đó là nguyên tắc trả vay không những trong một kiếp con người.

Bất quá vợ chồng của bạn – chẳng qua là những người “đứng bên lề” cuộc đời của con bạn mà thôi. Nếu nó có phúc đức, nó sẽ hưởng được tài sản của bạn. Nếu không, bao nhiêu tiền của bạn chắt bóp từng ngày sẽ bị nó lôi ra thanh toán chỉ trong vài tiếng đồng hồ qua các trang mạnh cá cuộc online. Bạn giữ nó nổi không ?

Người sinh ra tùy linh khí đất trời mà tạo thành. 
Có người sinh ra từ cõi tu hành, dù cha mẹ nghèo vẫn hiền lành hiếu thuận, biết học hành chăm ngoan, sau này hữu dụng cho xã hội.

Chẳng may con bạn sinh ra từ khí âm hỗn độn, từ cõi âm đi lên, tâm tà lòng dạ độc ác, không những không giữ được tài sản của bạn mà nó còn gây họa cho cha mẹ chúng, tức là bạn, phải gánh chịu hậu quả khôn lường !

Nếu nó kiếp trước là súc sinh kiếp này nguyện tu hành, cho dù bạn có thừa tiền cho nó du học, qua tới Mỹ nó cũng cạo đầu trọc lóc vô chùa gõ mõ tụng kinh. Bạn có lôi nó ra cưới vợ nó cũng chẳng chịu. bạn làm gì được nó ?

Cho nên Avid nhắc lại : Tuy công lao dưỡng dục của cha mẹ bằng trời bằng bể, nhưng cũng chỉ là nâng bước thêm cho con cái, để nó bước vững vàng hơn.

Và là những bước chân trên “con đường nghiệp lực” mà chúng đã chọn.
Không phải con đường bạn chọn.