Bệnh Sún Răng ở trẻ và Cách phòng ngừa

25/09/2020
be-nh-su-n-rang-o-tre-va-ca-ch-pho-ng-ngu-a

Răng trẻ em rất dễ bị sâu và đã sâu thì tiến triển rất nhanh. Cho đến lúc bé kêu đau thì có khi đã rất to và vào tủy răng, cũng có thể răng đã vỡ lớn khó mà xử trí.

Nhiều trẻ thì bị sún vùng răng cửa, răng giống như bị bào mòn dần từng chút một, nhỏ dần đáy màu nâu hoặc đen, cuối cùng răng có thể bị ăn mòn dần đến sát lợi.

Trước hết, ta phải biết được nguyên nhân thật sự là gì

Xưa kia, nguyên nhân chủ yếu là do bé ăn nhiều đồ ngọt, các thực phẩm nhiều đường có tính bám dính mạnh tạo men acid vi khuẩn làm mất tổ chức răng.

Nhưng nay các nhà khoa học đã tìm ra rằng, dinh dưỡng cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong bệnh sâu răng. Thậm chí thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng có thể chữa khỏi sâu răng, khiến lỗ sâu nhỏ lại.

Ảnh hưởng gì đến tương lai?

Những răng bị sâu sún nếu không được theo dõi và điều trị thì vi khuẩn có thể thâm nhập qua chỗ tổn thương mà vào trong xương hàm, gây viêm nhiễm, sưng đau cho trẻ, ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này, làm răng yếu kém, dị dạng…

 

Nếu đã thế thì có nên nhổ luôn nếu bị sâu được không?

Không! Bạn hãy nhớ: nhổ răng khi chưa đến tuổi thay chỉ là bần cùng khi không thể làm gì khác, hãy cố gắng để điều trị cho bé.

Vai trò của bộ răng sữa rất quan trọng, không chỉ để bé ăn nhai ngon miệng. Nó còn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mọc răng vĩnh viến sau này. Bạn đừng nghĩ rằng răng có hai bộ thì cứ nhổ thoải mái và không cần giữ gìn nhé.

Nếu mất răng sớm, có thể khiến xương hàm không phát triển cân đối, các răng vĩnh viễn mọc lên lệch lạc, rất ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mĩ sau này.

Vì vậy, hãy để các bác sĩ cố gắng cứu chữa cho cái răng đau của bé.

Nếu sâu răng và sún răng rồi mà chưa đau và còn nhỏ thì làm gì tiếp theo?

Có những nghiên cứu rằng thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt có thể làm phục hổi tổn thương sâu răng, khiến lỗ sâu liền lại. Nhưng thay đổi thói quen ăn uống, vệ sinh của bé có vẻ không dễ dàng gì, bạn có thể đưa bé tới các phòng nha để hàn những lỗ sâu ấy lại. Nếu bạn có muốn chữa lành vết sâu bằng phương pháp tự nhiên cũng nên tham khảo với nha sĩ để biết lỗ sâu thực sự đang còn nhỏ và chưa vào tủy, dù ở Việt Nam, có vẻ như phương pháp này chưa được các nha sĩ để tâm đến.

Bạn nên thường xuyên kiểm ra răng cho bé, cứ một, hai tháng một lần xem có bị sâu không, có lỗ sâu mới xuất hiện thêm không và đưa các bé đến gặp nha sĩ để điều trị và theo dõi.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng chế độ ăn giàu canxi, vitamin D và không ngũ cốc tới sự liền thương sâu răng
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng chế độ ăn giàu canxi, vitamin D và không ngũ cốc tới sự liền thương sâu răng

Bí quyết lựa chọn chế độ ăn cho bé để dự phòng, điều trị sâu răng như thế nào?

Nếu bé đã bị sâu bất cứ cái răng nào, tức là đã có nguy cơ bị sâu tiếp. Nên việc có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất là rất cần thiết. Chế độ ăn lý tưởng cho sẽ gồm có:

Thức ăn từ động vật như nước dùng xương, thịt, cá, trứng.

Rau quả sống và nấu chín, đặc biệt là rau xanh. ( Đây là loại thực phẩm mà hay bị bỏ qua nhất, nhiều bé không chịu ăn rau, rất thiếu thốn cho một cơ thể khỏe mạnh)

Chế phẩm sữa như kefir, phô mai, bơ, sữa nguyên chất…

Trái cây

Vitamin D: nhận được từ ánh nắng mặt trời hay liều bổ sung 5,000IU  D3/ngày.

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như dầu dừa, bơ, oliu, cá…

Tránh các loại ngũ cốc vì chứa phiều axit phytic làm mất canxi của cơ thể, đối với gạo trắng thì lượng chất này không nhiều, nhưng gạo nứt, nếp cẩm không nên dùng thường xuyên.

Ăn các loại hạt, đậu chỉ khi đã lên men hay đã lên mầm.

Cuối cùng là không ăn các thực phẩm chế biến, thực phẩm đóng gói hoặc thức ăn nhanh.

Ngoài ra, giữ vệ sinh răng miệng cho bé cũng là rất quan trọng

Ngay khi bé có những chiếc răng đầu tiên, bạn đã có thể cho bé làm quen đến bàn chải, đến khoảng 3 tuổi bộ răng đã mọc đầy đủ thì cần đánh răng cho bé với bàn chải và kem đánh răng dành riêng cho trẻ em.