Bản Tính Di Truyền

25/09/2020
ban-tinh-di-truyen

Bạn hãy ra chợ cây hay vô một shop cây cảnh mua một cây bắt mồi (carnivorous plant) đem về trồng. Bạn nâng niu chăm chút tưới nước nó cho tới một ngày đẹp trời, bạn quăng cho nó một con ruồi.
Buồn thay ! Nó chẳng bắt con ruồi kia. Con ruồi nhởn nhơ bò qua lại trên chiếc lá, vuốt râu suy tư vài giây tự hỏi sao mình lại ở cái chốn này, rồi vù một cái bay mất.

Bạn lại quăng cho nó một con châu chấu. Cũng buồn thay ! Cành lá nằm ì ra đó như một tên lười biếng, chẳng buồn nhúc nhích. Con chấu chấu búng hai chân tanh tách rồi phụt một phát như tên lửa, bắn cao lên trời.

Bạn ngồi thừ ra nhìn cái thứ cây lì lợm mình đã từng mua, chỉ mong sao nó biết "ăn" giống như một động vật. Bản tính của cây ăn mồi là vậy mà. Sao nó lại giở chứng không ăn vậy?

Vấn đề rất đơn giản. Tổ tiên ông nội ông cố của nó đã từng mọc trên những vùng đất hoang vu, cằn khô sỏi đá, "Chó ăn đá gà ăn muối". Muốn tồn tại, cơ thể cây phải tự điều tiết để ăn động vật, từ đó chúng trở thành cây ăn thịt độc nhất vô nhị trên Trái đất này.

Còn chúng ư? Sau bao thế hệ được đem về sống trong môi trường đầy dinh dưỡng. Đất tốt, phân tốt, nước nôi đủ đầy. Riết rồi hệ thống thần kinh bắt mồi gần như tiêu biến đi cả. Những cái cây chỉ còn một hình hài ngốc nghếch của cha mẹ chúng mà thiếu hẳn tính sinh động tuyệt vời cha ông chúng vốn đã tồn tại .

Con người cũng thế. Sống trong một môi trường được lo lắng chăm chút đủ thứ, đứa trẻ không thể có những kỹ năng bằng được những đứa bé tồn tại với thiên nhiên, ở trần suốt ngày, ăn củ mì với ổi chát, tắm mưa thường xuyên mà không bị cảm sốt, nhảy tùm xuống sông mà không sợ chết đuối.

Hehe, nếu bạn chăm chút con mình quá nhiều, quá kỹ, một ngày nào đó khi mở cửa phòng ra, bạn sẽ không thấy một con người mà chỉ thấy một con sâu ục ích, ăn bám vào cha mẹ, những con sâu cứ lăn đùng ra giường với Laptop và bánh Chip chip. Tất cả những năng lực tiềm tàng bạn có chẳng có cái nào truyền lại cho chúng cả. 
Hic, thiệt là "Gia môn bất hạnh", hehe 
🤔😁🦉