Quân Tử và Tiểu Nhân,Khác nhau 7 điều

25/09/2020
quan-tu-va-tie-u-nhan-kha-c-nhau-7-die-u

Quân tử lòng rộng mở bình thản, tiểu nhân luôn so đo tính toán

Người quân tử quang minh lỗi lạc, không lo âu, không sợ hãi, trong lòng mãi mãi trong sạch sáng tươi, giống như gió xuân mát lành chan hòa, giống như trăng thu trong trắng tinh khiết. Người quân tử bảo trì cảnh giới nội tâm như vậy luôn dùng thiện lương đối đãi người khác, do đó “lòng rộng mở bình thản”.

Còn kẻ tiểu nhân thì lo được, lo mất, luôn cảm thấy người khác có lỗi với mình, hoặc việc nào đó không có lợi cho mình, thế nên tiểu nhân bận rộn tính toán so đo, bị các loại dục vọng và lợi ích dẫn đồng, thường xuyên rơi vào tình trạng lo lắng, sợ hãi, do đó “luôn so đo tính toán”.

Quân tử yêu cầu mình, tiểu nhân yêu cầu người

Khi gặp mâu thuẫn thì người quân tử tìm nguyên nhân ở chính bản thân mình, còn tiểu nhân thì tìm lỗi ở người khác. Nhân và Nghĩa là đức người quân tử, tiểu nhân không thể nào có thể với tới được. Người quân tử ngày ngày tinh tấn vươn lên trong tiến đức tu nghiệp, kẻ tiểu nhân ngày ngày sa sút chìm đắm trong tư dục.

Người quân tử không ngừng tự kiểm điểm bản thân, thông qua tu thân để hoàn thiện tu dưỡng bản thân, rèn giũa phẩm cách.

Tiểu nhân có lỗi lầm thì luôn luôn muốn đẩy lỗi cho người khác, hoặc dùng lời hoa mỹ che lấp lỗi lầm đi, không dám đối diện với khiếm khuyết.

Người quân tử thành tựu cái tốt đẹp chứ không thành tựu cái xấu xa cho người, tiểu nhân thì ngược lại

Người quân tử tác thành việc tốt cho người khác, không thúc đẩy việc xấu cho người khác, còn tiểu nhân thì ngược lại. Là người quân tử thì sẽ đặt mình vào vị trí người khác để nghĩ, “cái mình không muốn thì chớ làm cho người”, “Điều mình muốn thành tựu thì thành tựu cho người, điều mình muốn đạt được thì giúp người đạt được”.

Ảnh minh họa: Chụp màn hình YouTube.

Đức người quân tử như gió, đức tiểu nhân như cỏ, gió thổi thì cỏ rạp

Khổng Tử cho rằng, người quân tử có trách nhiệm xã hội giáo hóa người dân, lấy sự nghiệp tế thế giúp dân làm hoài bão. Tinh thần đảm đương này cũng là nhân cách mà Nho gia nói “Coi việc thiên hạ là trách nhiệm bản thân”.

Khi Khổng Tử chu du các nước, có lần muốn đến vùng Cửu Di – nơi người man di cư trú. Có người nói: “Vùng đó phong tục thô tục xấu xí, làm sao mà ở được?”

Khổng Tử nói: “Người quân tử ở đó thì làm gì còn thô tục bỉ lậu nữa?”

Người quân tử có ba điều sợ:

Sợ mệnh Trời, sợ đại nhân, sợ lời của Thánh nhân. Tiểu nhân không biết mệnh Trời nên không sợ, khinh nhờn đại nhân, coi thường lời của Thánh nhân.

Thiên mệnh mà Khổng Tử và các học trò cả đời dốc sức là kế thừa đạo thống, truyền thừa mạch văn hóa thiên cổ, kiên định “Đạo cứu giúp thiên hạ”. Ông cho rằng đây là trách nhiệm mà Thượng Thiên trao cho ông và các học trò, do đó nhất định phải thực hiện.

Trong hoàn cảnh xã hội lễ băng nhạc hoại, tuy đảo điên tán loạn, liên tiếp gặp gian nan nhưng thầy trò Khổng Tử vẫn quyết chí bền lòng.

Kinh dịch viết: “Trời vận hành mạnh mẽ, người quân tử luôn tự cường không ngừng nghỉ. Địa thế khôn, người quân tử dùng đức dày mang chở vật”.

Người quân tử là hóa thân của nhân cách lý tưởng. Các mỹ đức trong văn hóa truyền thống đều cấp cho người quân tử, dạy con người làm người quân tử, chớ làm tiểu nhân, khiến con người suy nghĩ về giá trị tôn nghiêm của nhân tính và lương tri, mãi mãi khiêm tốn truy cầu chân lý, không bị rơi vào vòng danh lợi ham dục.