Địa Táng hay Hỏa Táng Cha mẹ

25/09/2020
dia-tang-hay-hoa-tang-cha-me

Người miền Nam đa số có ít nhiều miếng đất, nếu không thì làng xóm chừa ra miếng đất để chôn người đã khuất.

Bởi vậy về miền Tây bạn đi lòng vòng hay thấy có những ngôi mộ nho nhỏ nằm im lìm dưới rặng dừa hay trên một mảnh ruộng khô là vậy.

Vì sao không đốt cho tiện. Vì người miền Nam tin rằng người chết có cảm giác như sống, nên đốt họ nóng rất tội. Hơn nữa ai lại đan tâm đốt cha mẹ mình, cho dù là cái xác đi chăng nữa.

Cho nên người Nam thích chôn hơn. Nghèo xác xơ cũng kiếm cái hòm từ thiện để chôn. Về Bến tre vùng sâu, xe tang tới hông được, hòm được mấy người khiêng hoặc đi xe ngựa ra nghĩa trang.

Người Sài gòn nhiều người cũng mang chất Nam bộ, nên giàu hay nghèo đều ráng vay mượn tiền mua miếng đất để chôn cha mẹ khi mẹ cha trăm tuổi già.

Vả lại khi chôn, tới Tết người ta có tục dẩy mả, nghĩa là tảo mộ, chăm sóc cho mộ phần sạch sẽ phát quang cây cỏ ; âu cũng là một hành động để nhớ về cội nguồn, tổ tiên, cha mẹ, đấng sinh thành ra mình.

Tập tục thiêu đốt thật ra không hay theo Avid. Vì sao người ta đốt sau khi mất ?

- Một là do tập tục hỏa táng. Tuy vậy tập tục này ở miền Nam không được ưa chuộng như đã nói ở trên.
- Hai là do con cái hà tiện keo kiệt, không muốn bỏ tiền ra để mua một mảnh đất cho cha mẹ nằm.
- Thứ ba, con cái bất hiếu, muốn làm mọi thứ thật nhanh, để quên phức cha mẹ đi. Có người còn quan niệm càng xa đám tang càng tốt, để âm khí khỏi ảnh hưởng tới đường công danh sự nghiệp của họ.

Đồng ý là khi chết, thân này sẽ trở về cát bụi.
Nhưng TÌNH NGHĨA CÒN MÃI bạn ơi.
Một ngày là cha mẹ, suốt cuộc đời này, ta cũng chỉ có một cha mẹ mà thôi.
...

Bây giờ nói về tro cốt.
Trước 1975, thường người ta chỉ chôn cất, đó mới chính là tập tục ngàn đời của người miền Nam xưa.
Chỉ có những người chết oan, chết trôi, chết tai nạn, con nít chết...vv nói chung là chết chưa tới số, oan hồn còn vất vưởng vì tham sống, bám theo người để quấy phá. Trong trường hợp đó người ta bắt buộc phải đem thiêu rồi đem hũ cốt VÔ CHÙA để cho chùa cất giữ.

Do cổng chùa luôn có hai vị Hộ Pháp, nên vong linh trong các hũ không dám trốn ra ngoài, nhờ đó dân sống mới được yên ổn. Đồng thời ngày ngày được nghe kinh kệ, các vong sớm tỉnh ngộ mà hướng thiện, được Bồ Tát chỉ dạy, sớm tiêu tan nghiệp chướng mà siêu sinh trong cõi khác hoặc kiếp khác.

Đó là lý do vì sao người ta đem cốt gửi trong chùa.

Ngày nay cuốc sống tầm phào, kiến thức không đủ, người ngu không biết, lại coi thường cha mẹ mình lúc qua đời, nên mới bỏ cha mẹ vô hũ cốt và đem vào chùa. Như vậy chẳng khác nào coi cha mẹ là vong chết đường chết chợ, TỘI BẤT HIẾU này khó mà thoát được đó bạn.

Cho dù là cha mẹ đã qua đời, người nào coi thường đấng sinh thành, Avid đoan chắc làm ăn sẽ tuột dốc, con cái trở nên mất dạy, vợ chồng cãi vã chia lìa, gia cảnh như đống rác không hơn không kém.

Vì cha mẹ ông bà tuy mất nhưng là phần GỐC RỄ của bạn. Nếu không có họ, sẽ không có bạn ngày nay đâu ạ.